Wednesday, August 05, 2009

Ralph Gibson & Leica

-




http://farm3.static.flickr.com/2494/3792836674_ecc22f473c.jpg




  • đương nhiên Leica sẽ là câu trả lời, nếu những ngày này có ai hỏi pạn Bum camera pạn Bum sẽ sử dụng lâu dài là gì? ;)
  • và Ralph Gibson sẽ là nhiếp ảnh gia mà pạn Bum ao ước được tham dự lecture với ông, dù chỉ 1 buổi! ^^
  • mối liên hệ giữa Leica và Gibson sooo đặc biệt đến nỗi Leica đã dành hẳn 1 phiên bản special edition mang tên ông.

  • tuy nhiên Leica rất láo, chỉ sản xuất 50 máy camera có thân màu tím, chỉ để đánh dấu mối thân tình giữa họ và Gibson mà thôi.
  • giá thân máy là $ 6.500, hị hị, thì có cái Leica nào mà bèo bèo ngang tầm những lọai trôi nổi đâu ý? ^^

  • xem qua 1 lượt thông tin về dòng Leica đặc biệt này tí nàoooo...

http://www.ralphgibson.com/boutique/?tm_session=f125ed027ad521d4010f36c0be311258


  • trong bài fỏng vấn với phóng viên Leica, Gibson đã nói:
  • “Tôi có 2 cái Leica M6 với 3 ống kính 35, 50, 90. Một máy cho phim màu, máy kia đen trắng.

  • Tôi ít chụp phong cảnh, phong cảnh thì nơi nào cũng vậy cả thôi, vấn đề là trong đầu mình có gì. ***

  • Tôi từng ở Nhật, rồi tôi thấy ảnh tôi chụp ở đó cũng giống hệt chụp chỗ khác (!), hóa ra mình đi đến đâu cũng đem theo cùng một nhãn quan.

    Nhiếp ảnh ngược với hội họa: vẽ là thêm nét vào phác thảo, càng lúc càng nhiều nét; chụp ảnh là gạt bớt ra, gạt đến khi chỉ còn cái mình muốn trong khung ngắm. ***
  • Leica cho chúng ta nhìn đồng thời ngoài khung và trong khung, cho phép ta chọn sự hiện hữu/vắng mặt nào hợp ý mình nhất.
  • RF (range finder) ưu việt ở chỗ đó, vì máy reflex nó cướp quyền ngắm của mình mất rồi, nó mở khung như thế, bắt mình phải nhìn khoảng không chật chội trong khung, chờ đợi sự việc lọt vào đó. ***

  • Tôi có mối quan hệ thân tình với Leica và họ gửi cho tôi nhiều thứ dùng thử.
  • Tôi đã dùng S1, cái máy to tướng để chụp studio đó; tôi đã chụp máy Digilux nhỏ xíu.
  • Tôi có 4 máy tính Mac.
  • Nhiếp ảnh số mở ra những địa hạt mà thú thực, tôi không quan tâm.
  • Điều tôi quan tâm là sự chuyển biến của ánh sáng trên mặt phim, hóa học và lớp bạc của phim.
  • Khi chụp ảnh, tôi hình dung ra những luồng sáng xuyên qua ống kính, đập vào lớp nhũ tương ra sao.
  • Ảnh số, theo tôi, không phải là nhiếp ảnh.
  • Nó không “nhìn” như nghệ thuật nhiếp ảnh nhìn, nó nhìn kiểu số.
  • Chẳng lẽ chỉ cắm cái plugin tên là Tri-X vào Photoshop, anh có ngay hiệu quả của phim Tri-X?
  • Cho nên, tôi phân biệt rõ ràng: Nhiếp ảnh và Ảnh số.
  • Thêm nữa, tôi chỉ dùng đến Photoshop khi in sách, nó giúp tôi cân chỉnh độ mực CMYK sao cho trang đầu và trang 768 có cùng độ đậm nhạt.”


  • pạn Bum đặc biệt thích cách trả lời của Gibson ở những câu có (***) ở cuối, và đọan cuối cùng, quan điểm của Gibson về ảnh số và ảnh film, pạn Bum thích tất! :D :D :D
  • đối với pạn Bum cũng như cái cộng đồng mê máy phim, thì film never dies!
  • như QB đã từng viết:
  • "Phim không bao giờ chết.
  • Phim chỉ bị quên lãng một chút khi làn sóng chụp-ảnh-không-cần-nghĩ dâng lên.
  • Phim giành lại chỗ đứng của nó nhanh chóng khi người ta hiểu ra rằng nhiếp ảnh cũng cần phải học, và chụp phim là thử thách cần có để đạt được một trình độ nhiếp ảnh.
  • Thay vì để cái máy tính suy nghĩ hộ bạn, nghĩ hộ nhiều đến mức bạn chẳng cần nghĩ gì nữa, và bạn thậm chí còn bật ra câu hỏi hết sức ngây thơ rằng phim là gì nhỉ - thì con đường đúng đắn duy nhất để hiểu nhiếp ảnh vẫn là: lắp phim vào, chấp nhận những thử thách, những lề luật, tiếp thu những kiến thức căn bản nhất về phim, về máy ảnh, để biết nhiếp ảnh là gì.
  • Hãy chịu vứt bỏ một trăm cuộn phim vào sọt rác để hiểu thế nào là phim màu, phim đen trắng, phim hồng ngoại."
.....

  • ^^!



-

No comments: